Một số khái niệm thực phẩm hiện đại Thực_phẩm

Thực phẩm ăn liền

Thực phẩm ăn liền là dạng thực phẩm không cần phải nấu nướng mà có thể thể sử dụng ngay, thực phẩm ăn liền khác với fast food, thực phẩm ăn liền đã được làm sẵn như mì gói chỉ cần chế nước sôi vào là ăn được ngay, đồ hộp chỉ cần hâm nóng là ăn được ngay. Còn fast food thì không cần hâm nóng không cần chế nước sôi có thể ăn ngay được

Thực phẩm đóng hộp

Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí. Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng cho quân đội Pháp phát minh bởi Nicolas Appert.[2] Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong.

Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình bảo quản, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, bazơ.

Thực phẩm chức năng

Hippocrates, thủy tổ của ngành y từng có một câu nói nổi tiếng: "Làm sao để thuốc là thực phẩm và thực phẩm cũng là thuốc".[3][4] Thế kỷ 21 đánh dấu sự xuất hiện của thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bổ sung) và ngày càng thịnh hành. Tại Hội nghị lần thứ 17 của Hội nghị dinh dưỡng thế giới tại Brazil đã nêu ra định nghĩa cho thực phẩm chức năng: "Thực phẩm chức năng là những sản phẩm dùng để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, nghĩa là phục hồi, tăng cường, duy trì các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật."

Siêu thực phẩm

Bài chi tiết: Siêu thực phẩm

Là khái niệm tiếp thị chỉ về các thực phẩm có đặc tính về dinh dưỡng vượt hơn so với các thuc phẩm thông dụng. Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng cụm từ "siêu thực phẩm" chỉ là một công cụ tiếp thị mà không phải dựa trên nghiên cứu khoa học, các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc rất nhiều vào chiêu trò tiếp thị và các nhà vận động hành lang để định hình nhận thức của công chúng về các sản phẩm của họ để bán chạy hàng. Do cụm từ "siêu thực phẩm" không bắt nguồn từ khoa học nên có thể gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, khiến họ tập trung vào một loại thực phẩm hơn các loại khác.